THÔNG TIN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện

Mức độ
Mã thủ tục 1.000290
Cấp thực hiện Cấp Bộ, Cấp Tỉnh
Loại TTHC TTHC được luật giao quy định chi tiết
Lĩnh vực Phòng, chống tệ nạn xã hội
Trình tự thực hiện

Bước 1: Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện nộp hoặc gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.

Bước 2: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức thẩm định và tổng hợp kết quả gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy cho cơ sở. Trường hợp chưa đủ điều kiện cấp phép thì Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 3: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xem xét, cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở. Trường hợp chưa đủ điều kiện cấp phép thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện
STTHình thức nộpThời gian giải quyếtPhí, lệ phíMô tả
1 Trực tiếp 40 Ngày làm việc Không quá 40 ngày làm việc (kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ).
2 Nộp qua bưu chính công ích 40 Ngày làm việc Không quá 40 ngày làm việc (kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ).
Thành phần hồ sơ
STTLoại giấy tờMẫu đơn, tờ khaiSố lượng giấy tờ
1 Bản sao chứng thực giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở đề nghị cấp phép điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ hoặc thực hiện toàn bộ quy trình cai nghiện Bản chính: 1
Bản sao: 0
2 Bản sao quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở cai nghiện tự nguyện do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở đề nghị cấp phép giáo dục, phụ Bản chính: 1
Bản sao: 0
3 Tài liệu chứng minh bảo đảm đủ các điều kiện quy định, cụ thể: + Đối với hồ sơ đề nghị cấp phép của cơ sở hoạt động điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ: đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2 Bản chính: 1
Bản sao: 0
4 Đơn đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện. Phu luc 3_43_2011_TTLT-BLDTBXH-BYT_134493.docx Bản chính: 1
Bản sao: 0
Đối tượng thực hiện Công dân Việt Nam, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Cán bộ, công chức, viên chức, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX)
Cơ quan thực hiện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
Cơ quan có thẩm quyền Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Cơ quan được ủy quyền Không có thông tin
Cơ quan phối hợp Không có thông tin
Kết quả thực hiện Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện (có thời hạn 10 năm).
Căn cứ pháp lý
STTSố văn bảnTên văn bản
1 147/2003/NĐ-CP Nghị định 147/2003/NĐ-CP
2 94/2011/NĐ-CP Nghị định 94/2011/NĐ-CP
3 43/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT Thông tư liên tịch 43/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT
4 80/2018/NĐ-CP Nghị định 80/2018/NĐ-CP
5 140/2018/NĐ-CP Nghị định 140/2018/NĐ-CP
Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện a) Đối với cơ sở hoạt động điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ: - Về cơ sở vật chất: + Có nơi tiếp nhận người nghiện; có khu vực thực hiện cắt cơn, giải độc, cấp cứu có diện tích sử dụng tối thiểu 30 m2; khu vực theo dõi phục hồi sau cắt cơn: Diện tích sử dụng tối thiểu 5m2/người cai nghiện, có các tiện nghi sinh hoạt thông thường (nhà vệ sinh chung, giường, chiếu, chăn, màn riêng cho mỗi người) để bảo đảm thời gian lưu người cai nghiện ma túy tối thiểu là 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu cắt cơn, giải độc. + Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế để thực hiện việc cắt cơn, giải độc, theo dõi sức khỏe, phục hồi sức khỏe sau cắt cơn, giải độc và các thiết bị theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ; có thuốc hỗ trợ cắt cơn, giải độc, thuốc chống sốc, thuốc cấp cứu chuyên khoa và các loại thuốc cần thiết khác theo quy định của Bộ Y tế. + Có khu vực quản lý riêng cho người cai nghiện ma túy là: người dưới 18 tuổi, phụ nữ, người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị loạn thần. - Về nhân sự: + Người đứng đầu cơ sở cai nghiện phải là người đã có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và có chứng chỉ hoặc chứng nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản về cai nghiện ma túy. + Người phụ trách chuyên môn của cơ sở cai nghiện là bác sỹ, được cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực tâm thần hoặc trong lĩnh vực điều trị hỗ trợ cai nghiện, có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh từ đủ 36 tháng trở lên, trong đó có thời gian trực tiếp làm công tác cai nghiện từ đủ 12 tháng trở lên. + Cán bộ quản lý, nhân viên y tế, nhân viên tư vấn, điều dưỡng viên làm việc tại cơ sở cai nghiện phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm; có chứng chỉ hoặc chứng nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản về cai nghiện ma túy. b) Đối với cơ sở hoạt động giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách; lao động trị liệu, hướng nghiệp, dạy nghề, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện: - Về cơ sở vật chất: + Có nơi tiếp nhận, chăm sóc, theo dõi và phục hồi sức khỏe sau cắt cơn giải độc. Có khu vực quản lý riêng cho người cai nghiện ma túy là: người dưới 18 tuổi, phụ nữ, người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị loạn thần. + Có nơi học tập, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, luyện tập dưỡng sinh, sinh hoạt văn hóa văn nghệ theo chương trình giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách cho người cai nghiện ma túy. + Có mặt bằng, nhà xưởng đủ điều kiện tổ chức lao động trị liệu phù hợp cho người cai nghiện ma túy. - Về nhân sự: + Người phụ trách chuyên môn phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: xã hội học, tâm lý học, y tế; có thời gian trực tiếp làm công tác cai nghiện từ đủ 12 tháng trở lên; có chứng chỉ hoặc chứng nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản về cai nghiện ma túy; là người làm việc toàn thời gian tại cơ sở cai nghiện. + Cán bộ quản lý, nhân viên y tế, nhân viên tư vấn, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, giáo viên dạy nghề làm việc tại cơ sở cai nghiện phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên, thuộc chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm; có chứng chỉ hoặc chứng nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản về cai nghiện ma túy. c) Đối với cơ sở thực hiện toàn bộ quy trình cai nghiện phục hồi: - Về cơ sở vật chất: phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất quy định đối với cơ sở hoạt động điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ và cơ sở hoạt động giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách; lao động trị liệu, hướng nghiệp, dạy nghề, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện nêu trên. - Về nhân sự: + Người đứng đầu cơ sở cai nghiện phải là người đã có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và có chứng chỉ hoặc chứng nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản về cai nghiện ma túy. + Người phụ trách chuyên môn của cơ sở cai nghiện là bác sỹ, được cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực tâm thần hoặc trong lĩnh vực điều trị hỗ trợ cai nghiện, có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh từ đủ 36 tháng trở lên, trong đó có thời gian trực tiếp làm công tác cai nghiện từ đủ 12 tháng trở lên. + Nhân sự khác: Cán bộ quản lý, nhân viên y tế, nhân viên tư vấn, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, giáo viên dạy nghề làm việc tại cơ sở cai nghiện phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên, với chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm; có chứng chỉ hoặc chứng nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản về cai nghiện ma túy.
Từ khóa Không có thông tin
Mô tả Không có thông tin
Nộp hồ sơ trực tuyến
Nộp hồ sơ tại Bộ phận Một cửa

CỔNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

12 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 024 3938 8407 - Email: support@molisa.gov.vn


© Bản quyền thuộc về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội